Nếu mẹ có con đang trong thời kỳ ăn dặm thì không nên bỏ qua 10 “nguyên tắc vàng” này nhé! Chắc chắn con bạn sẽ “lớn nhanh như thổi” đó mẹ ơi.
 
Thời điểm ăn dặm không nên bắt đầu quá sớm cũng như không nên kết thúc quá muộn (6-24 tháng). Bởi thời điểm đó, hệ tiêu hóa non nớt của con bắt đầu phát triển, cộng với quá trình mọc răng khôn, mẹ nên cho bé làm quen với thức ăn dặm.
 
Cho bé ăn từ ít đến nhiều để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé (lúc đầu chỉ 10-15ml).
Tập cho bé ăn nhiều món khác nhau tùy thuộc vào các tháng tuổi của bé. Không nên chỉ cho bé ăn bột hoặc cháo, mẹ có thể chế biến các món từ bún, mì, nui, súp yến mạch, bánh, đậu hũ…
 
“Nêm” gia vị theo cách từ ngọt đến mặn: bắt đầu với vị ngọt từ rau củ, dashi cá, tảo bẹ…
Cho con làm quen với 1 loại thức ăn trong 2-5 ngày nhằm phát hiện khả năng bé có thể dị ứng thực phẩm.
 
Cân đối các nhóm thực phẩm để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng của bé, chống biếng ăn ở bé. Cho dù mẹ cho con ăn dặm theo phương pháp nào, mẹ cần tuân thủ thiết kế bữa ăn với 4 nhóm thực phẩm chính: tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ
 
KHÔNG NÊM MUỐI, NƯỚC MẮM của người lớn vào đồ ăn của bé để bảo vệ thận của bé. Nếu có thể, hãy cho bé ăn nhạt ở giai đoạn khởi đầu và sử dụng các loại gia vị tách muối – giảm mặn an toàn dành riêng cho bé.
 
KHÔNG ÉP BÉ ĂN BẰNG MỌI CÁCH, mẹ hãy nhớ “Bé có cả đời để ăn”. Vì thế, hãy nhẫn nại tập luyện và vui vẻ cùng khám phá đồ ăn với bé, tránh trường hợp bé sợ hãi khi ăn hoặc ăn quá nhiều không thể tiêu hóa, lâu dần dẫn đến chán ăn bệnh lý và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé.

Tags: